Máy móc thiết bị thực phẩm

https://www.facebook.com/profile.php?id=830380860423840&ref=ts&fref=ts

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Thực phẩm chức năng bẩn hết mức , không có nhà xưởng vẫn sản xuất như thường.

Thực phẩm chức năng bẩn sắp "hết cửa"

SKĐS - Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) trong nước lên đến con số hàng nghìn song do chưa có quy định về thực hành sản xuất tốt (GMP) nên cơ sở hiện đại cũng giống như cơ sở nhỏ lẻ, làm ăn “chộp giật”, đều được xem là đủ điều kiện sản xuất.

Vì “tranh tối, tranh sáng” như vậy nên chất lượng sản phẩm TPCN rất khó kiểm định, TPCN bẩn trên thị trường còn phổ biến…
Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở sản xuất TPCN quy mô nhỏ lẻ
Không có nhà máy vẫn sản xuất
TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế cho biết, quan điểm của Bộ Y tế là tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh TPCN phát triển đúng pháp luật. Tuy vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN trong nước thời gian qua đã nảy sinh rất nhiều sai phạm. 

Mới đây, qua thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có cơ sở chỉ có mỗi văn phòng, không có nhà máy nhưng cũng công bố sản phẩm TPCN và đưa sản phẩm ra thị trường bán. Có nơi, khi đoàn kiểm tra đến thì không thấy văn phòng đâu vì họ đã chuyển sang địa chỉ khác từ lâu mà không báo cáo. Cục ATTP đã xử phạt, rút giấy phép kinh doanh các cơ sở này.

Theo Cục ATTP, hiện cả nước có khoảng gần 20.000 sản phẩm TPCN được công bố, 60-65% trong số đó là sản phẩm được sản xuất trong nước. Đáng buồn là qua kiểm tra, phần nhiều sai phạm lại rơi vào các sản phẩm sản xuất trong nước. Dù vậy, thế giới cũng như Việt Nam hiện chưa có quy định bắt buộc sản xuất TPCN phải theo tiêu chuẩn GMP nên những doanh nghiệp đầu tư rất hiện đại, quy trình sản xuất rất chặt chẽ cũng giống như cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thô sơ đều được xem là đủ tiêu chuẩn để sản xuất TPCN. “Cần tạo ra hành lang pháp lý để thị trường vận hành một cách công bằng và các doanh nghiệp phát triển lành mạnh” - TS. Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh. 

Cần lộ trình để tránh “bóp chết” doanh nghiệp
Theo các chuyên gia, áp dụng GMP với sản xuất TPCN sẽ đáp ứng được 2 mục tiêu quan trọng: Nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng, loại bỏ được các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất tham gia vào thị trường. Hiện nay, cả nước có hàng nghìn cơ sở sản xuất TPCN. Khi áp dụng GMP, dự báo, có quá nửa số này không đáp ứng được yêu cầu và muốn tiếp tục kinh doanh, họ sẽ phải nỗ lực hơn nhiều, cố gắng đầu tư và nâng cao chất lượng quản lý hơn. 

PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - chuyên gia cao cấp về dược học phân tích, với việc áp dụng GMP trong sản xuất TPCN, không phải cơ quan quản lý Nhà nước làm khó doanh nghiệp mà nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Bản thân doanh nghiệp cũng phải nhận thấy người tiêu dùng chính là nguồn sống của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi “nếu người tiêu dùng quay lưng thì doanh nghiệp cũng chết”. 

Hiện tại, Trung Quốc đã có quy định rõ ràng về việc áp dụng Quy chế GMP với sản xuất TPCN, còn ASEAN đặt ra thời hạn bắt buộc áp dụng GMP với TPCN từ năm 2021. Về phía Việt Nam, Bộ Y tế đang chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình bắt buộc áp dụng GMP với sản xuất TPCN, phấn đấu có thể áp dụng ngay từ tháng 6-2017 tới. 

Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, sau khi tài liệu hướng dẫn thực hành GMP TPCN được ban hành, Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư để thực hiện. Tuy vậy, với tinh thần là phải siết chặt quản lý nhưng không được “bóp chết” doanh nghiệp, Cục ATTP đang nghiên cứu đề xuất lộ trình áp dụng phù hợp để các cơ sở sản xuất có thời gian chuẩn bị, không gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. 

“Nếu phát triển được sản xuất TPCN đạt GMP thì tính ổn định, chất lượng của sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều, khi đó quyền lợi của người tiêu dùng cũng sẽ được đảm bảo” - TS. Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.

honganh.vinaorganic@gmail.com (Theo An ninh Thủ đô)

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

"Chúng ta đang nuôi sống thực phẩm bẩn khi cứ không ngừng đòi được ăn rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi"

"Chúng ta đang nuôi sống thực phẩm bẩn khi cứ không ngừng đòi được ăn rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi"


Những ngày này mạng xã hội rúng động về chuyện thực phẩm bẩn và tỷ lệ ung thư ngày một tăng ở Việt Nam. Người ta phẫn nộ, người ta sợ hãi và người ta lặp đi lặp lại câu hỏi "Tại sao chúng ta có thể ác độc như vậy với chính đồng bào mình?".

Có lẽ những người bán hầu như ít lên Facebook và ít trả lời comment, nên tôi thử giả sử một chút vậy. Giả sử: Bạn là một người bán bánh mì ở chợ. Bạn 28 tuổi, vừa lấy chồng và đang mang thai đứa con đầu. Một ngày, Bạn mở bán hàng ra và nghĩ đến 100.000 tiền mặt bằng mà hôm nay phải trả.
Trong khu chợ của bạn, có 3 - 4 xe bánh mì khác. Tất cả đều cạnh tranh nhau từng khách một, cố gắng thức sớm hơn, bán khuya hơn để vét lấy từng khách quen mà kiếm từng đồng tiền lời, lo mưu sinh. Những xe bán bánh mì cùng chợ đều lấy bánh mì chung một nguồn với bạn và đều lấy chà bông hóa chất cùng 1 chỗ giá rẻ không tưởng, như đa số mọi xe bánh mì khác cùng khu vực, hay thậm chí cùng thành phố toàn đất nước này.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn điều nào:
a. Nhập chà bông cùng nguồn hoặc mức giá tương đương hay thậm chí tìm nguồn nguyên liệu vừa ngon vừa rẻ hơn nữa để cạnh tranh.
b. Chọn chà bông nguyên liệu tốt, bán giá đắt hơn, bị mắng vốn là bán đắt hơn, lời ít hơn, mất khách để sống đúng với lương tâm của mình.
Khi chúng ta đang ngồi ở đây, không lo về cái ăn cái mặc, chẳng khó gì để chọn b. Nhưng khi chúng ta bán những nguồn nguyên liệu đầy hóa chất hàng ngày khi chúng ta vẫn khó khăn vất vả, nhà cao cửa rộng là giấc mơ xa vời, còn người mua chúng ta vẫn sống sung sướng giàu sang nhưng ngày ngày vẫn đòi hỏi những gì rẻ nhất, ngon nhất, hời nhất thì là câu chuyện hoàn toàn khác.
Câu chuyện thực phẩm bẩn, kỳ thực có thể quy về một nguyên lý rất đơn giản: Chắc mình được chừa ra, chắc mình thì không sao.
Thực phẩm bẩn tồn tại vì cả người bán và người mua – gấp 10 đến 100 lần người bán đều mang tâm lý này.
Tâm lý "Chắc không sao đâu" này rất quen thuộc khi chúng ta còn đi học. Nếu chúng ta học trong một môi trường nghiêm túc, tất cả đều nỗ lực học hành và chuyện quay cóp, gian lận là một điều ghê tởm bị khinh bỉ, bị đuổi học thì nó sẽ là một điều ghê gớm ai cũng tránh xa. Nhưng khi chúng ta ở trong một lớp học mà ai cũng quay cóp, mọi chuyện diễn ra mà không có hậu quả gì thì dần dần bản thân cũng thấy quay cóp là một điều bình thường, dễ chấp nhận, và một lúc nào đấy chúng ta thấy những nỗ lực của mình là phí phạm và không cần thiết.
Tương tự như vậy, hãy quay lại trường hợp chúng ta là một cô bán bánh mì 27 tuổi. Với kiến thức ít ỏi, chuyện thực phẩm bẩn gây ung thư là một cái gì đó mơ hồ, xa xôi không có chứng cứ. Nó chỉ là một viên đá nhỏ gợn trên mặt hồ, rồi sau đấy chúng ta lại tiếp tục guồng quay công việc của mình. Không khó để tự trấn an rằng; những người ăn thức ăn chúng ta bán hằng ngày vẫn đầy khỏe mạnh; liên tục quay lại và khen đồ ăn của chúng ta vừa ngon vừa rẻ. Mà nhỡ như họ có bị ung thư, thì chắc gì là do chà bông mình bán, nhỡ đâu do cá tẩm ure hàng kế bên, hay rau phun tăng trọng phía đối diện? Hay do người bệnh ấy xui vì 1000 người đến mua hàng mình, có phải ai cũng bị ung thư đâu?
Chúng ta đang nuôi sống thực phẩm bẩn khi cứ không ngừng đòi được ăn rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
Nói dài như vậy, ngắn gọn thẳng thắn lại thế này: Chẳng có bất kỳ ai trên cõi đời này đặt sức khỏe của chúng ta có đủ khả năng lên trên lợi ích của bản thân họ và người thân họ, từ người bán đến Bộ trưởng bộ Y tế và các Cục ngành.
Người bán tốt đến đâu cũng phải lo toan cuộc sống nghèo khó của họ trước, đáp ứng cái cuộc chạy đua ngon và rẻ đầy khốc liệt trước. Chuyện ung thư là chuyện họ nhất định sẽ chặc lưỡi "chắc không phải do mình" và là chuyện của 10 - 20 năm sau.
Bộ trưởng bộ Y tế giỏi giang đến đâu thì cũng phải xoay sở cả một nghìn vấn đề và 1000 Bộ trưởng bộ Y tế thần thông quảng đại cũng không đủ để đi từng hang cùng ngõ hẻm kiểm tra những gánh hàng tự phát không đăng ký, giật đồ ăn ra khỏi đũa của hàng triệu triệu người vẫn hào hứng đi ăn đồ ăn ngon rẻ ngoài đường.
Và cũng đừng vội trách người bán hay Bộ trưởng bộ Y tế, khi mà cả một nền thực phẩm bẩn được nuôi sống bành trướng bằng chính số lượng đông đảo người mua chúng ta bao nhiêu năm qua.
Đã bao giờ chúng ta mua đồ ăn, trái cây giá rẻ mà tự hỏi tại sao nó rẻ đến thế? Đã bao giờ chúng ta suy nghĩ về giấy kiểm dịch, giấy vệ sinh an toàn thực phẩm về từng thứ đồ ăn mình bỏ vào mồm?
Chúng ta có bao giờ nghi ngại trước những hàng ăn vặt đông nườm nượp, hay không cưỡng nỗi trước độ rẻ và ngon và cũng lại áp dụng tâm lý "Chắc không sao" của những người bán; nghĩ rằng đông người ăn như vậy thì chắc sẽ không sao, mình cũng không bị gì?
Chính chúng ta đã không ngừng nuôi sống và thúc đẩy thực phẩm bẩn, khi cứ hào hứng ăn những chỗ nào ngon miệng nhất, giá rẻ nhất mà không quan tâm đến vệ sinh nguồn hàng và thúc ép ai cũng phải vào guồng nhập thực phẩm bẩn giá rẻ để giữ chân người ăn.
Quá dễ dàng, để buông câu oán trách những người bán, hay những tổ chức cơ quan chính quyền.
Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn, hơn là chỉ ngồi một chỗ mà chờ những người bán hàng có lương tâm hơn hay có một hệ thống, một biện pháp phép màu nào đó cứu sống chính mình.
Chúng ta có thể thay vì comment, thay vì chửi đổng trên Facebook thì hãy thực sự nghiêm túc tạo ra tiếng nói cho các cơ quan, chính quyền phải triệt để hơn với thực phẩm bẩn.
Chúng ta có thể ủng hộ cho những thực phẩm đàng hoàng, rõ ràng nguồn gốc.
Có thể hợp tác cùng chính quyền tìm bằng chứng những thức ăn không sạch.
Có thể ngừng đòi rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi và thận trọng với mọi đồ ăn mình ăn uống hằng ngày.
Chúng ta đang nuôi sống thực phẩm bẩn khi cứ không ngừng đòi được ăn rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi - Ảnh 2.
Cả tấn nội tạng động vật thối trên xe khách được phát hiện vào ngày 25/2 vừa qua. Những thứ nguyên liệu khủng khiếp này, sẽ được đưa vào rất nhiều những hàng quán mà chúng ta luôn nhào đến với tiêu chí Ngon - bổ - rẻ. - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Chúng ta có rất rất nhiều lựa chọn, để bảo vệ chính mình mà không cần phó mặc cho vận may; dù có vẻ như rất thông thường chúng ta hay tự tước bỏ quyền lựa chọn của chính mình rồi đổ lỗi cho cả thế giới.
Đừng đòi hỏi sự thay đổi gì lớn lao từ ai khác, khi mà điều đó có thể bắt đầu từ chính mỗi người.
Chúng ta đang nuôi sống thực phẩm bẩn khi cứ không ngừng đòi được ăn rẻ, rẻ hơn, rẻ mãi - Ảnh 3.
Mỗi hành động nhỏ của bạn sẽ góp thêm tiếng nói vào cuộc chiến chống thực phẩm bẩn cùa cả xã hội!

honganhvinaorganic[Tổng Hợp]

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Bạn còn dám ăn khi nhìn thấy những hình ảnh này !


Những cảnh tượng ghê rợn về thực phẩm bẩn ở TQ


Những cảnh tượng ghê rợn về thực phẩm bẩn ở TQ

Chocolate còn hạn sử dụng nhưng có dòi, nội tạng động vật bốc mùi hôi thối, bột mỳ được nhào bằng chân đeo ủng..., những hình ảnh về thực phẩm bẩn này khiến ai thấy cũng mắc ói.

Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới – 15/3 vừa qua, các trang báo mạng Trung Quốc đồng loạt điểm lại những vụ bê bối an toàn thực phẩm điển hình trong năm 2015.
Cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn
Vào cuối năm 2015, người tiêu dùng Trung Quốc bị một phen bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng chế biến vịt tại một cơ sở chế biến ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tại hiện trường, hàng trăm con vịt đã giết mổ nằm lăn lóc trên nền nhà nhây nhớp, bẩn thỉu. Điều đáng nói là toàn bộ số vịt tại cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cơ quan chức năng đã quyết định xử lý tiêu hủy toàn bộ số vịt đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở này.
Trước đó, cuối năm 2014, cơ quan chức năng thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc cũng ra quyết định đình chỉ một cơ sở sản xuất mỳ bẩn, thu giữ hơn 7.5 tấn bột mỳ và hơn 2.5 tấn mỳ sợi thành phẩm, bán thành phẩm.
Theo đó, các khâu sản xuất mỳ tại đây đều được thực hiện trên nền nhà dơ bẩn lẫn nhiều tạp chất, phân chuột. Công nhân đeo ủng vô tư giẫm lên mỳ.
Mỳ thành phẩm được cơ sở này chất đống trong phòng, một số đã biến chất, sinh độc tố và bốc mùi hôi thối do để quá lâu.
Chân, cánh gà đông lạnh quá hạn nhiều năm
Tháng 7/2015, tại một huyện thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc giáp với biên giới Lào Cai, Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện và tiêu hủy hơn 670 tấn thịt gia súc gia cầm đông lạnh bẩn.
Toàn bộ số hàng nói trên gồm thịt bò, dạ dày bò, chân cánh gà… đều không có nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, một số chân cánh gà đã quá thời hạn sử dụng vài năm và bắt đầu quá trình phân hủy, bốc mùi hôi thối.
Được biết, số thực phẩm chưa được kiểm dịch này đang được tập kết để chuẩn bị tuồn về Việt Nam tiêu thụ.

Những gói đồ đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối.
Những gói đồ đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối.
Socola hàng hiệu trong siêu thị có dòi
Tại siêu thị, dù đã bỏ một số tiền gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần so với giá chợ song chưa chắc người tiêu dùng đã mua được hàng chất lượng như mình mong muốn.
Cuối tháng 7/2015, người dân thành phố Giang Tô, Trung Quốc vô cùng bàng hoàng trước thông tin socola được bày bán trong siêu thị địa phương có dòi bọ.
Theo đó, một người dân thành phố đi siêu thị mua 2 hộp socola Ferrero Rocher. Sau khi mua về cho con ăn, người này phát hiện thấy rất nhiều con dòi nhỏ, màu trắng bò ra từ viên socola mặc dù chúng vẫn còn hạn sử dụng.
Trong năm 2015, giới chức trách Trung Quốc cũng đã phanh phui nhiều vụ bê bối khác về an toàn thực phẩm.
Từ lá trà Đài Loan nhiễm độc đến bánh trôi Tàu mất vệ sinh, thực phẩm đóng hộp được làm từ thịt ôi thiu, tất cả vẽ lên bức tranh u ám về an toàn thực phẩm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
honganh.vinaorganic[Tổng Hợp]

Thực phẩm trường học: Con ăn, bố mẹ lo thon thót

Thực phẩm ở trường học là một phần gắn bó với học trò ở thành phố thông qua bữa ăn bán trú, căng tin, quán ăn trước cổng trường. Mỗi bữa ăn, món ăn của con trẻ luôn gắn liền với nỗi lo của phụ huynh, nhất là khi có nhiều vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trường.
 >> Vụ tuồn rau bẩn vào trường tại Hà Nội: Phụ huynh như ngồi trên đống lửa!
 >> Lãnh đạo Sở Giáo dục HN: Nhiều trường đều là nạn nhân vụ tuồn rau bẩn
 >> Hàng trăm kg rau “bẩn” được tuồn vào các trường học

Rước bệnh vì ăn uống tại trường
Ngày 10/3, sau khi ăn cơm trưa theo phần ăn bán trú ở trường, 44 học sinh Trường tiểu học Trần Quang Khải, Q.1, TPHCM bị ngộ độc thực phẩm gây nôn ói, nhiều em phải nhập viện.
Bữa ăn của các em là suất ăn công nghiệp được nhà trường đặt từ một đơn vị ở quận Thủ Đức, cách trường khoảng 10 km.
Trước đó, ngày 26/2, khoa cấp cứu bệnh viện quận Thủ Đức cũng tiếp nhận nhiều học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Ngày xảy ra sự việc, học sinh chỉ học một buổi, nhà trường không tổ chức ăn uống, có thể các em bị ngộ độc do các em ăn uống đồ ăn bên ngoài cổng trường.
Nhiều trường học ở TPHCM phải tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh ngay trong lớp học (Ảnh: Hoài Nam)
Nhiều trường học ở TPHCM phải tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh ngay trong lớp học (Ảnh: Hoài Nam)
Mỗi ngày, hơn nửa triệu học sinh TPHCM tham gia bán trú, ăn uống tại trường học. Mỗi bữa ăn, món ăn của con trẻ luôn đi kèm nỗi lo của các bậc phụ huynh bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
Vấn đề đáng ngại nhất là có hàng trăm trường học không có bếp ăn tập thể nhưng vẫn tổ chức dịch vụ ăn uống, bán trú bằng hình thức hợp đồng với các cơ sở suất ăn sẵn. Điều này gây khó khăn cho nhà trường trong việc kiểm soát chất lượng bữa ăn, rồi việc vận chuyển suất ăn từ nơi sản xuất đến trường học cũng chứa nhiều nguy cơ thiếu an toàn.
Ngay với những trường có bếp ăn thì việc tổ chức bữa ăn cho học trò cũng gặp nhiều trở ngại. Nhiều trường không có cơ sở bán trú, việc tổ chức phải tận dụng mọi diện tích, cơ sở vật chất. Mọi hoạt động về nấu ăn, lưu trữ thực phẩm, tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho học trò “o ép”, chật chội. Đôi khi chính lãnh đạo nhà trường cũng thiếu kinh nghiệm trong việc tìm mua thực phẩm, tổ chức bữa ăn an toàn. Ngoài ra việc này còn phụ thuộc nhiều vào cái tâm của quản lý nhà trường.
Chưa kể đến việc thực phẩm ở căng tin và đặc biệt hàng rong quanh khu vực trường học nằm ngoài “vùng kiểm soát” của nhà trường thì càng đầy rẫy các nguy cơ đối với sức khỏe học trò.
“Siết” vấn đề vệ sinh thực phẩm trường học
Ngay sau khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học trên địa bàn, Sở GD-ĐT TPHCM ra công văn về việc tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn, căn tin trường học.
Theo đó, đối với trường tổ chức bếp ăn bán trú tại trường, bếp ăn phải có chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực; cơ sở vật chất phục vụ bán trú đảm bảo đúng qui định bếp một chiều, thức ăn nấu chín phải có dụng cụ che đậy.
Nhà trường chỉ ký hợp đồng mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng với các công ty có tư cách pháp nhân và hóa đơn tài chính hợp lệ; sản phẩm động vật phải có giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn. Địa điểm bếp ăn phải bố trí ở nơi vệ sinh, môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Trang thiết bị và dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, dễ chùi rửa và phân biệt dụng cụ sống - chín.
Bữa ăn hàng ngày của học trò trong nhịp sống đô thị chứa đựng rất nhiều nguy cơ (Ảnh: Hoài Nam)
Bữa ăn hàng ngày của học trò trong nhịp sống đô thị chứa đựng rất nhiều nguy cơ (Ảnh: Hoài Nam)
Thực hiện kiểm tra 3 bước theo qui định: nguồn thực phẩm đầu vào, khi chế biến, lúc thành phẩm trước khi cho học sinh ăn. Tất cả các bước đều phải do Ban giám hiệu, bếp trưởng hoặc nhân viên y tế giám sát nhận xét vào sổ theo dõi hàng ngày. Tất cả nhân viên làm việc ở bếp ăn và căn tin đều phải tham dự lớp tập huấn về ATVSTP và khám sức khỏe theo qui định.
Đối với trường hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, các trường chỉ được hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đúng qui trình chế biến thực phẩm một chiều. Xe vận chuyển thực phẩm đến trường phải có thùng kín, dụng cụ đựng thức ăn phải chuyên dụng bảo đảm ATVSTP.
Không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 tiếng đồng hồ. Thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho học sinh ăn. Để bảo đảm ATVSTP nên trang bị bếp hâm tại trường để hâm nóng lại thực phẩm trước khi phân phối cho học sinh ăn.
Bố trí khu vực đảm bảo vệ sinh để tiếp phẩm, phòng chia thức ăn hợp vệ sinh; nơi ăn uống của học sinh phải được vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp. Khu vực rửa dụng cụ phân chia thức ăn hợp vệ sinh, trang bị tủ bảo quản dụng cụ chia thức ăn. Khám sức khỏe và tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên phụ trách bán trú.
Đặc biệt các trường chú ý trong việc lưu mẫu thực phẩm. Mỗi một loại thức ăn lưu trong một vật dụng riêng biệt, vật dụng lưu mẫu nên sử dụng bằng inox. Niêm phong mẫu lưu chặt chẽ, an toàn; có sổ ghi chép việc thực hiện lưu mẫu và thời gian lưu là 24 tiếng.
Đối với trường tổ chức căn tin, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường tăng cường công tác tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với căn tin trong trường học trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn tin đảm bảo luôn sạch sẽ, cách xa nguồn ô nhiễm, thực phẩm phải có đồ che đậy. Có tủ kính đựng thực phẩm để trên kệ cao. Không bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không xuất xứ và không rõ hạn sử dụng.
Chỉ hợp đồng với các đơn vị, cá nhân kinh doanh căn tin trường học khi đơn vị, cá nhân đó cam kết bán hàng hợp vệ sinh, xuất xứ rõ ràng, chất lượng và đạt tiêu chuẩn. Thực phẩm phải có hợp đồng mua bán và hóa đơn tài chính hợp lệ; sản phẩm động vật phải có giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn.
honganh.vinaorganic@gmail.com [Theo báo dân trí ]

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

LOTTERIA bị phạt 146 triệu đồng vì gây ngộ độc thực phẩm

Lotteria bị phạt 146 triệu đồng vì gây ngộ độc thực phẩm

Ngày 18/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM công bố quyết định xử phạt hành chính các cơ sở để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thời gian gần đây.

Trong đó, Công ty Lotteria Việt Nam và 3 cửa hàng trực thuộc tại số 10 và 283 Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) và 68 Lê Văn Việt (quận 9) bị phạt tổng cộng 146 triệu đồng do hàng loạt vi phạm như: kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến không bảo đảm vệ sinh, không có đủ trang thiết bị, dụng cụ phù hợp theo quy định để bảo quản thực phẩm, một số nhân viên chưa được khám sức khỏe hoặc thiếu bảo hộ lao động.
Các cửa hàng của Lotteria bị phạt vì kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Trước đó, 12/3, trên địa bàn quận 9 đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm tại một công ty trong Khu công nghệ cao do sử dụng thức ăn từ một cửa hàng của Lotteria cung cấp.
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm ngày 10/3 tại trường Trần Quang Khải (quận 1), đơn vị cung cấp suất ăn là Chi nhánh 1 Công ty TNHH dịch vụ Tâm Tâm (625/4A Quốc lộ 13, Khu phố 3, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) bị phạt 48 triệu đồng.
Những hành vi mà công ty này vi phạm gồm: không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; phòng ăn, bàn ăn không bảo đảm an toàn, vệ sinh; cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng, không lưu mẫu thức ăn” và không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
📝honganh.vinaorganic@gmail.com

📝Theo Người Lao Độn

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Cách nấu nha đam cực ngon không hề đắng.

Sau, Foodnk sẽ hướng dẫn cho các chị em cách nấu nước nha đam đường phèn ngon mát lành mà không bị đắng nhé!
  1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ chế biến
  • Nha đam: 1 kg (khoảng 2 lá to): chọn những lá nha đam to, tươi ngon, dày thịt để nước nha đam đường phèn ngọt ngon đúng chuẩn nhé
  • Đường phèn: 150g
  • Chanh tươi: 2 trái
  • Muối: 3 thìa
  • Lá dứa: 1 nắm
  • Một ít đá viên
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, chai đựng nước nha đam đường phèn để bảo quản tủ lạnh
2. Cách chế biến nước nha đam đường phèn
Nha đam
Rửa sạch, gọt lớp vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần thịt trắng, bạn cần chú ý phải gọt sạch phần vỏ xanh để nha đam không bị đắng giúp cho nước nha đam đường phèn ngọt ngon hơn. Thái nha đam thành từng miếng rồi ngâm nha đam vào thau nước lạnh có pha 3 thìa muối với nước cốt chanh trong 30 phút.
Cách làm nước nước nha đam cực ngon mà không bị đắng
Sau đó, vớt nha đam ra rổ, để ráo rồi chần nha đam qua nước sôi 2 phút và thả nhanh vào chậu nước lạnh có đá viên 20 phút, tiếp tục vớt ra rổ, để ráo. Làm như thế nha đam sẽ bớt nhớt và tăng vị ngon hơn rất nhiều.
Cho nha đam vào máy xay sinh tố, bật số nhỏ xay nhanh để nha đam vẫn còn những cục nhỏ lợn cợn, nếu xay nát quá khi uống nước nha đam đường phèn sẽ không ngon.
Lá dứa: Rửa sạch từng lá, để ráo, dùng 1 lá buộc chặt các lá còn lại.
Cho 2 lít nước vào nồi đun sôi cùng 150g đường phèn và nắm lá dứa, khi nước đường sôi, vớt hết phần lợn cợn (nếu có) để nước nha đam đường phèn trong hơb, cho nha đam đã xay nhỏ vào, tiếp tục đun sôi 3 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội, bỏ nắm lá dứa ra, rót nước nha đam đường phèn vào chai cho vào tủ lạnh dùng dần. Vậy là bạn sẽ có thức uống vừa ngon vừa mát vừa bổ mà cực rẻ này rồi đấy.
Cách làm nước nước nha đam cực ngon mà không bị đắng
Yêu cầu và thưởng thức nước nha đam đường phèn
Nước nha đam đường phèn ngon trông rất hấp dẫn, có mùi thơm thoang thoảng rất đặc trưng của lá dứa, vị ngọt thanh nhẹ, nha đam tươi ngon, được xay nhỏ vừa, không bị đắng, ít nhớt hòa lẫn với vị ngọt thanh của đường phèn rất ngon miệng.
Cách làm nước nước nha đam cực ngon mà không bị đắng
Khi thưởng thức nước nha đam đường phèn hấp dẫn này, bạn nên cho thêm một ít đá viên, 1-2 thìa nước cốt chanh, có thể trang trí trên thành ly vài lá bạc hà hay 1 lát chanh tươi cho thêm phần bắt mắt hơn nhé. Uống hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp làn da đấy.
Nước nha đam đường phèn là thức uống được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích bởi công dụng làm đẹp, chăm sóc sức khỏe vô cùng hiệu quả của nó trong khi đó chi phí lại rất rẻ và cách nấu nước nha đam đường phèn lại cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chú ý khâu sơ chế nha đam sao cho giảm bớt nhớt, giúp nha đam không bị đắng và mất đi mùi hăng vốn có của nó là đã thành công rồi.
Chúc các bạn nấu nước nha đam đường phèn ngọt ngon, thanh mát đúng chuẩn để chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp của chính mình thật hiệu quả nhé!
Theo Foodnk.com

Lưu Ý : Sử Dụng Nha Đam Không Đúng Cách Gây Ngộ Độc .

Lưu Ý : Sử Dụng Nha Đam Không Đúng Cách Gây Ngộ Độc .: Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.

Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera,...

Thực phẩm bẩn làm chậm phát triển kinh tế

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ VIệt Nam Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, cần phải xử lý nghiêm những vi phạm gây ngộ độc thực phẩm, có như vậy mới cải thiện được nền kinh tế.

    Thực phẩm bẩn làm chậm phát triển kinh tế
    Ảnh minh họa
    Theo Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, dù doanh nghiệp đã có nỗ lực, ý thức được vấn đề phải làm sao có thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng, song thực tế rất nhiều sản phẩm của chúng ta không đạt được yêu cầu các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Liên minh châu Âu đưa ra. Thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều vấn đề làm cho người dùng lo lắng.

    Tuy nhiên, việc nhận biết thực phẩm sạch không dễ nếu không phải là nhà chuyên môn. Đại đa số người tiêu dùng hiện nay chỉ nhận biết từ cảm quan. Để nhận biết qua các thiết bị nghiên cứu và phòng thí nghiệm kiểm tra độc tố lại là tiêu chuẩn quá cao đối với người tiêu dùng.

    "Để hiện tượng ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra thời gian qua là không thể chấp nhận được. Nó không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe của người dân mà còn là hiện tượng không đẹp của đất nước về thị trường thực phẩm, đặc biệt sẽ khó khăn với nền kinh tế Việt Nam", bà Loan nói.

    Tại buổi chia sẻ về cách tiêu dùng thông minh do Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tổ chức, đại diện nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng kiến nghị cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, như tứớc giấy phép hành nghề vĩnh viễn của nơi cung cấp sản phẩm không an toàn. Ngoài ra, cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

    Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Ba Huân cho rằng, việc tập huấn, tham quan là một trong những kênh giúp người tiêu dùng nhận biết thực phẩm đạt chuẩn, tiếp cận gần nhà sản xuất hơn. 

    Theo bà Huân, những chuỗi sản xuất nhỏ lẻ cũng cần phải có nhạc trưởng để gắn kết doanh nghiệp lại với nhau. Ngoài ra, đội ngũ sản xuất cũng phải đầu tư công nghệ, làm theo quy trình an toàn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vững mạnh mà quyền lợi của người tiêu dùng cũng được bảo vệ.

    Thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm phần lớn từ bếp ăn tập thể.

    Những lọai thực phẩm tuyệt đối không được sử dụng khi hết hạn.

    Dưới đây là 8 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi đã hết hạn, theo eatclean.
    Nước ép
    Đừng bao giờ uống nước ép trái cây tươi đóng chai sau ngày hết hạn vì những loại nước ép này chỉ mới được tiệt trùng nên dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nấm men, theo bà Jessica Levinson, chuyên gia dinh dưỡng tại Nutritioulicious.
    Trái cây tươi
    Dâu tây tươi, quả việt quất hoặc mâm xôi là siêu thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, nhưng chúng cũng có thể mang ký sinh trùng Cyclospora gây tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, và các triệu chứng giống như cúm. Rửa hoa quả trước khi ăn và không bao giờ tiêu thụ sau hạn sử dụng được in trên nhãn vì sau ngày này chúng bắt đầu phân hủy hoặc phát triển nấm mốc.
    Thịt nguội
    Tiến sĩ Londa Nwadike, chuyên gia an toàn thực phẩm tại Trường đại học bang Kansas và Đại học Missouri (Mỹ) cho biết đừng bao giờ dùng thịt nguội đã bị nhớt hoặc có mùi hôi, tức qua hạn sử dụng trên bao bì. Thịt nguội có thể mang vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn phát triển ngay cả trong nhiệt độ lạnh và có thể gây sốt, đau cơ, tiêu chảy, và các biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai.
    Pho mát mềm
    Giống như thịt nguội, pho mát mềm có thể chứa vi khuẩn Listeria, cũng như E. coli, đặc biệt nếu chúng được làm bằng sữa chưa tiệt trùng. Theo nguyên tắc chung, bạn nên tiêu thụ chúng bằng cách sử dụng theo hạn sử dụng, hoặc trong vòng 5-7 ngày kể từ ngày mua, bà Nwadike nói.
    Rau mầm phát triển trong điều kiện ẩm ướt dễ bị nhiễm bệnh và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn như E. coli và Salmonella phát triển. Vì vậy, nếu bạn đang bị suy giảm miễn dịch (do mang thai, hoặc bị bệnh) thì nên tránh xa loại rau mầm. Và nếu bạn dùng rau mầm không phải tự trồng mà mua ở siêu thị thì hoàn toàn không ăn chúng khi quá hạn sử dụng.
    Rau lá xanh
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau lá xanh thường mang vi khuẩn như E. coli, vì vậy nên rửa kỹ rau lá xanh trước khi ăn và không ăn qua ngày hết hạn, hoặc khi chúng bắt đầu nhớt.
    Thịt tươi sống
    Nhiều thịt tươi sống bán tại các cửa hàng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, E. coli, và các vi khuẩn khác có thể gây ra các bệnh do thực phẩm, và cần được tiêu thụ trong ngày hoặc đông lạnh nếu chưa dùng. Ngay cả dùng trong ngày hoặc dùng trước ngày hết hạn thì cũng phải cẩn thận khi chế biến dưới nhiệt độ thích hợp. Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella lớn nhất là với thịt bò.
    honganh.vinaorganic@gmail.com